Tên gọi khác của lăng thờ đá còn là long đỉnh đá. Đây là vị trí thờ phụng chung cho toàn bộ khu lăng mộ đá. Thường được dùng để thờ tụng chung cho cả gia tộc, lăng thờ thần linh, hoặc là lăng thờ gia đình.
Lăng thờ đá là gì?
Lăng thờ đá hay còn gọi là lăng thờ chung hay long đình đá là phần thờ chung của một gia tộc hoặc dòng họ với bát hương, lọ hoa cùng đồ cúng, hương hoa của con cháu trong nhà dâng lên. Có nơi gọi lăng thờ đá là am thờ đá. Một số nơi khác còn gọi là nhà thờ bia hay cây hương đá ngoài trời, có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền.
Lăng thờ chung thường nằm ở giữa, trong cùng của khuôn viên lăng mộ đá và có kích thước lớn nhất trong tổng thể khu vực.
Lăng thờ chung là bộ mặt của gia tộc thể hiện sự quyền thế và giàu có của dòng họ. Ngoài ra, còn là nơi thể hiện sự hiếu thảo, tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Ý nghĩa lăng thờ chung
Lăng thờ chung là một nơi linh thiêng liên kết chặt chẽ giữa con cháu trong nhà và ông bà tổ tiên đã khuất. Trong phong thuỷ âm trạch thì lăng thờ còn được gọi là tiên thiên phong thuỷ, nghĩa là thông qua nơi này mà ban phước lành cho con cháu đời sau.
Chính vì vậy mà việc xây dựng và thờ cúng tại lăng thờ rất được coi trọng. Các lăng thờ được chăm chút cẩn thận tỉ mỉ sẽ giúp tạo ra sinh khí tốt. Chính điều này giúp cho ông bà có thể tiên ngự lâu hơn và phù hộ cho con cháu.
Các loại lăng thờ
1. Lăng thờ đá đơn và cánh
Lăng thờ đá rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng thiết kế. Nhưng về cơ bản, lăng thờ bằng đá được chia ra làm hai loại: lăng thờ đá đơn và lăng thờ đá cánh. Cụ thể như sau:
Lăng thờ đá đơn: Là loại lăng phổ biến từ xưa đến nay và chỉ có phần bàn thờ ở giữa. Kích thước của loại lăng này thường chỉ tầm 1,3 đến 1,6 m.
Lăng thờ cánh: cũng bao gồm một phần thờ ở giữa như lăng thờ đá đơn và mở rộng thêm hai bên tạo thành hai cánh. Lăng thờ này thường có quy mô lớn và phù hợp với các khu lăng mộ rộng.
2. Phân loại theo đế của lăng thờ
Ngoài ra có thể chia các loại lăng thờ theo loại đế của lăng. Nếu chia theo loại đế thì long đình đá có loại đế sen và đế sập.
Đế sen: Đế sen đúng như tên gọi sẽ được chạm trổ cánh sen lên phần đế. Lăng thờ đế sen có hai lớp, một lớp nhám dưới và lớp cánh sen ở trên.
Đế sập: Khác với đế sen, lăng thờ đế sập thì chỉ có một lớp đế. Nhưng hoa văn chạm trổ trên đó sẽ phức tạp hơn với đầu hổ phù nổi. Vì vậy lăng thờ đế sập sẽ có giá thành cao hơn.
3. Phân loại theo loại mái
Cũng giống như khu lăng mộ đá có loại mộ đá hai mái, mộ đá ba mái thì lăng thờ đá cũng có nhiều loại mái khác nhau.
Phân loại theo số lượng mái thì lăng thờ có hai loại phổ biến nhất là hai mái và ba mái. Đây là tầng mái của phần chờ chính ở giữa. Phần mái cao hay thấp, hai mái hay ba mái thường được thiết kế để phù hợp với tổng thể của lăng thờ và khuôn viên xung quanh.
Lăng thờ ba mái thường có thiết kế đẹp, kích thước hoành tráng với phần mái cao, cong vút kèm theo một số hoạ tiết tinh xảo làm điểm nhấn cho công trình.
Lăng thờ hai mái tuy không hoành tráng bằng nhưng là loại phổ biến nhất hiện nay do giá cả phải chăng và vẫn đảm bảo được độ uy nghi của lăng thờ.
4. Phân loại theo các chi tiết khác
Mọi người cũng phân loại lăng thờ đá theo các chi tiết khác như kiểu đao, đao ống hay đao ngói, kiểu tai như tai mây hoặc tai lá…
Các loại đá dùng để xây dựng lăng thờ đá
1. Đá xanh
Đá xanh là nguyên liệu làm lăng thờ được sử dụng nhiều nhất. Có hai loại đá xanh là đá xanh đen và đá xanh rêu. Đá xanh tuy không mang vẻ sáng bóng như hai loại trên nhưng lại mang vẻ cổ kính, trầm mặc rất hợp với những chốn tâm linh.
Loại đá này cũng có độ cứng và bền cao, chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt. Loại đá này cũng rất thích hợp để điêu khắc chạm trổ tạo nên những hoa văn truyền thống phù hợp với phong thuỷ của khu lăng mộ.
2. Đá granite (hoa cương)
Một trong những loại vật liệu để làm lăng thờ là đá hoa cương hay còn gọi là đá granite. Đá hoa cương dùng để làm lăng thờ thường là loại nguyên khối nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc đá Nghệ An, Thanh Hoá.
Đá hoa cương có nhiều ưu điểm nổi bật như độ cứng vĩnh cửu, hoa văn đẹp tự nhiên, sang trọng, hiện đại. Đá hoa cương còn có bề mặt trơn bóng và màu sắc đa dạng để bạn dễ dàng lựa chọn.
Nhưng thường lăng thờ bằng đá hoa cương lại không phù hợp để chạm trổ hoa văn nên ít được ưa chuộng hơn.
3. Đá trắng
Đá trắng cũng là một loại vật liệu phổ biến cho chế tác lăng thờ. Đá trắng thường có màu sắc sáng, độ cứng cao và bền bỉ với thời gian. Nhưng giá thành của đá trắng khá cao và dễ bị hư hại nếu không giữ gìn cẩn thận.
4. Đá vàng
Đá vàng thì ít gặp hơn thường là loại đá Quỳ Hợp ở Nghệ An. Một số nơi còn gọi đá này là đá vàng gân đỏ cà rốt. Đá vàng rất phù hợp với những quần thể lăng mộ của gia tộc hưng thịnh với màu vàng nổi bật và mang ý nghĩa quyền thế, giàu sang.
Đá vàng cũng có ưu điểm là dẻo dai. Nhưng vì đã có những đường vân tự nhiên màu đỏ nên đá vàng thường chỉ thích hợp làm lăng thờ trơn không có hoạ tiết điêu khắc.