Chân tảng đá hay còn gọi là đá kê cột hoặc đá kê chân cột nhà dùng để kê cột gỗ, cột đá, làm nhà thờ, nhà gỗ, đình chùa, nhà cổ… với mẫu mã kiểu dáng đa dạng.
1 Tác dụng, phân loại của chân tảng đá hiện nay
1.1 Tác dụng của chân tảng đá
Những tác dụng của chân tảng đá tự nhiên phải kể đến đầu tiên đó là dùng để kê chân cột. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng các loại đá khối để kê chân cột nhà. Nhằm chống mối mọt, chống mục giuỗng cho cột gỗ. Từ những khối đá thô sơ trên núi ông cha ta đã dùng các vật dụng như búa, đục tạc tạo dáng để dùng kê cột. Do nhu cầu sử dụng cũng như công cụ kĩ thuật còn thiếu thốn. Nên chỉ tạo ra chân tảng đá với hình dáng vuông vức đơn giản.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc được đưa vào để hỗ trợ sản xuất. Nên chân tảng rất đẹp và có nhiều mẫu mã đa dạng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu đơn thuần là kê chân cột mà còn mang tính trang trí nhiều hơn.
1.2 Phân loại chân tảng đá
– Dựa vào độ cao của chân tảng đá có thể phân ra: chân tảng bệt (kích thước từ 12 – 15 cm). Và loại chân tảng bồng (kích thước cao khoảng 30 – 45 cm).
– Dựa vào loại cột có thể phân ra: chân tảng cột tròn và chân tảng cột vuông.
Các mẫu hoa văn thường được chạm khắc trên chân tảng đá là hoa văn cánh sen, hoa văn lá đề, hạt cườm… Với kỹ thuật tinh xảo, sắc nét.
1.3 Chất liệu làm chân tảng đá
Loại đá được sử dụng để làm chân tảng phổ biến hiện nay là đá xanh Thanh Hóa. Bởi đá có màu xanh đen cổ kính, chất đá mịn không rạn nứt, khá mềm nên dễ chế tác, tạo kiểu dáng.
Ngoài ra cũng có nhiều loại đá được sử dụng để làm chân tảng đá. Bởi nhu cầu và thị hiếu của người dùng như đá vàng Nghệ An, đá trắng Quỳ Hợp… Chúng có độ bền tồn tại hàng trăm năm, lại có vẻ đẹp cổ kính, nhất là khi kết hợp với kiến trúc gỗ.
2 Công dụng của chân tảng đá
Làm trụ đỡ, chịu lực cho phần cột và công trình
Chân tảng đá là phần chịu lực chính cho những công trình. Có phần cột làm trụ đỡ như những kết cấu phía trên. Công dụng của đá kê cột giúp chống đỡ và tạo sự an toàn theo thời gian cho toàn bộ công trình, làm giảm bớt trọng lực lên phần thân cột.
Cột đỡ nhà thường là phần chịu lực chính cho toàn bộ phần mái nhà ở trên. Và thường được đặt tại những vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng, điều kiện thời tiết, tự nhiên cùng các tác động ngoại lực. Do đó, chân cột đá phải thật vững vàng, chắc chắn để bảo vệ kiên cố phần cột kê ở trên.
Là lớp ngăn cách giữa phần thân cột với nền đất
Chân tảng đá là lớp ngăn cách giữa phần cột đỡ và nền đất. Nhờ có đá kê cột sẽ giúp hạn chế các ảnh hưởng dưới nền đất như bị hư hại do thấm nước, ẩm mốc, mối mọt đến thân cột. Có thể thấy, rất nhiều công trình tâm linh đều sử dụng chân tảng đá để kê cột đỡ. Nó không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ cho thân cột được bền lâu theo thời gian.
Có tính thẩm mỹ cao
Hoa văn trên chân cột đá đều được các nghệ nhân chạm khắc cẩn thận, tỉ mỉ và mang tính thẩm mỹ rất cao. Mỗi hoa văn đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Mang nét đặc trưng riêng cho từng công trình, sở thích và nhu cầu của gia chủ. Từ đó, chân đá kê cột góp phần mang lại tính thẩm mỹ cao cho toàn bộ công trình, tạo nên sự bề thế, hoành tráng và trang nghiêm.
3 Cấu tạo của chân tảng đá kê cột
Cấu tạo của chân đá kê cột khá đơn giản gồm 3 phần chính:
- Phần đế (tấm đế): Đây là phần có diện tích to nhất vì nó tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Phần đế của chân tảng đá thường làm từ đá nguyên khối. Bề mặt phẳng hình vuông hoặc hình tròn giúp chịu lực tốt hơn.
- Phần bưng: là phần thân của đá kê cột, được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Với kiểu dáng hình vuông hoặc hình tròn tùy theo dáng của cột nhà ở trên.
- Phần trên cùng (có hoặc không có): Như một tấm đá mỏng đặt phía trên phần bưng dùng để nối giữa cột đỡ và chân cột đá. Phần này thường dùng đá nguyên khối và kín để tránh mối mọt, ẩm mốc cho phần cột.