Cổng đá thường xuất hiện ở nhà thờ họ, tại chùa, các khu lăng mộ đá, cổng làng…Chúng mang lại nét đẹp cổ kính, uy nghiêm là biểu tượng đặc biệt cho các công trình kiến trúc. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu những mẫu cổng đẹp và hiện đại nhất 2022
1. Vài nét về cổng đá, cổng tam quan đá
1.1. Cổng đá
Cổng đá sử dụng cho các công trình tâm linh, thường gặp nhất là ở đình, chùa, nhà thờ họ, khu lăng mộ dòng họ. … Các công trình dân dụng cũng sử dụng cổng đá nhưng số lượng không nhiều. Các ứng dụng khác của cổng đá bao gồm: cổng tam quan, cổng đền, cổng chùa, cổng làng, cổng đá nhà thờ họ và cổng đá khu lăng mộ. Tại các công trình tâm linh, thường dùng cổng đá tứ trụ. Đối với Mẫu cổng đá có hai cột đá đơn giản thì sử dụng để làm cổng nhà riêng.
- Cổng đá làm nhiệm vụ che chắn, khoanh vùng và bảo vệ toàn bộ khu tâm linh. Nhờ đó, chủ đầu tư có thể quy hoạch công trình thống nhất, gọn gàng.
- Hơn nữa, cổng mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, đó là sự canh gác nghiêm ngặt cho công trình. Quan niệm dân gian cho rằng, các mẫu cổng đá bền bỉ, chắc khỏe có thể ngăn chặn tà khí xâm nhập. Giữ lại sinh khí, sự linh thiêng cho các công trình tâm linh được vẹn tròn.
- Cổng đá còn mang ý nghĩa thẩm mỹ. Là thành phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể. Bởi những công trình bằng đá tự nhiên mang tính thẩm mỹ rất cao và họa tiết hoa văn trang trí đầy tính nghệ thuật.
1.2. Cổng tam quan đá
Cổng tam quan bằng đá là một sản phẩm của cổng đá. Được sử dụng làm cổng đền, chùa, miếu và nhà thờ họ. Xuất hiện từ triều đại Lý Trần, là đặc trưng của kiến trúc tâm linh người Việt. Cổng tam quan là cổng lớn với ba lối đi, thiết kế dựa vào lối kiến trúc xưa với cửa ở giữa rộng hơn hai cửa bên cạnh.
Cổng tam quan gồm 2 loại là cổng tam quan tứ trụ và cổng tam quan có gác.
- Cổng tam quan có gác là mẫu cổng thiết kế nhỏ với một tầng, có nơi xây hai tầng hoặc gác nhỏ phía trên. Sử dụng đá tự nhiên cho gác bên trên sẽ đánh lừa thị giác người nhìn về chiều cao. Gác được dùng để treo chuông, trống trong các dịp lễ.
- Cổng tam quan tứ trụ giống như tên gọi của nó là có 4 cột trụ, 2 cột trụ ở giữa to và cao, 2 cột trụ hai bên nhỏ và thấp hơn, chia thành 3 lối đi. Nối bốn cột trụ là xà ngang được chạm khắc tên địa điểm. Cổng tam quan tứ trụ nguyên thể có 3 cửa, tuy nhiên, chùa Sét tại Hà Nội xây dựng biến thể với 5 lối đi. Cũng là một mẫu cổng tam quan đẹp đáng để nghiên cứu và học hỏi.
2. Ý nghĩa của cổng đá, cổng tam quan đá
2.1. Theo quan niệm của Phật giáo
Cổng đá nói chung và cổng tam quan nói riêng, theo tâm linh là ba cách nhìn của Phật giáo. Đó là “hữu quan”, “trung quan” và “không quan”. Trong đó, “hữu quan” thể hiện cái sắc (giả). “Trung quan” là sự trung dung của hai yếu tố sắc và không. “Không quan” tượng trưng cho cái không là vô thường.
Cổng tam quan còn mang một ý nghĩa khác, đó là cổng dành cho tam bảo. Tam quan theo quan điểm của Thiền tông lại là “tam giải thoát môn” với 3 cửa, vô Không, Vô tác, Vô tướng. Chính là 3 cửa để bước vào cõi Niết Bàn. Nếu con người có thể hiểu được ba cửa này mang ý nghĩa như thế nào thì sẽ thoát khỏi sân si, oán hận và đau khổ. Sẽ có được bình yên, an lạc trong tâm hồn. Nước không theo Phật giáo Thiền tông lối vào chùa, đền thường không có cổng tam quan.
2.2. Theo quan niệm của thời vua chúa xưa
Vua chúa thời xưa cũng thường xây dựng công trình cổng tam quan. Nhưng là để phân chia, phân chia cấp bậc của những vị quan. Lối đi chính giữa chỉ dành cho vua, cửa tả của quan văn, cửa hữu của quan võ. Tượng trưng cho hai cánh tay đắc lực của vua. Cổng đá, cổng tam quan trong các công trình đền, chùa, đình, miếu xây dựng để đón vua chúa về thăm. Cửa chính chỉ mở các đón vua, chúa về thăm hoặc vào dịp lễ lớn. Còn thường được đóng và chỉ mở cửa hai bên.
2.3. Theo quan niệm của Đạo Cao Đài
Những ai theo Đạo Cao Đài hoặc đã tìm hiểu về Đạo này sẽ thấy các công trình tôn giáo Đạo Cao Đài hầu hết đều có cổng tam quan. Công trình nổi tiếng nhất phải kể đến Tòa Thánh Tây Ninh. Tòa thành này có 12 cổng tam quan với 3 dạng kiến trúc khác nhau. Cổng lớn nhất là Cửa Chánh Môn, cổng còn lại được đánh theo thứ tự từ 1 đến 12 nhưng Cửa số 5 không có.
Cổng đá, cổng tam quan là biểu trưng của 3 chân lý trong Đạo Phật. Người chưa tu là Vô Thường, Vô Ngã và Khổ, người đã tu đắc đạo thì Thường, Vô Thường vẫn là Thường. Khổ cũng là Thường và Vô Ngã cũng là Thường.
3. Phân loại Cổng đá, cổng tam quan đá
3.1. Cổng làng
Cổng làng đẹp bằng đá tự nhiên nguyên khối thường là đá xanh tự nhiên. Đá được khai thác từ các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa với đặc tính về độ bền cơ học cao. Đá có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, thiết kế và thi công bằng tay. Hoa văn chạm khắc những đường nét vô cùng uyển chuyển mang tính thẩm mỹ rất cao. Với đôi bàn tay khéo léo cùng kinh nghiệm của những người thợ đá đã tạo ra những mẫu cổng làng, cổng tam quan đá bền đẹp cho Công trình tâm linh cao cấp.
3.2. Cổng đền bằng đá
Cổng đền là một kiến trúc khá đặc trưng ở Việt Nam. Thường được xây dựng theo lỗi kiến trúc cổng tam quan nhưng mang ý nghĩa phong thuỷ rất lớn. Cổng đền xưa kia được chế tác từ gạch, gỗ. Ngày nay, thì cổng đền sử dụng đá tự nhiên nhiều hơn. Bởi đá tự nhiên có độ bền tốt, khó nứt vỡ, thi công, lắp đặt cũng dễ dàng. Các công trình cổng đền làm bằng đá có tuổi thọ cao, chi phí thấp, ít tu sửa, bảo dưỡng. Đặc biệt là màu sắc tự nhiên của đá mang đến những công trình uy nghiêm, cổ kính.
Những mẫu cổng đình chùa đẹp nhất ở Việt Nam thường làm từ chất liệu đá. Có thể kết hợp với trán cổng bằng gỗ cùng mái ngói. Cổng đá, cổng tam quan đá đình chùa cho sự trường cửu bền vững với thời gian. Không chịu các tác động của yếu tố thời tiết. Các mẫu cổng đình chùa bằng đá khối tự nhiên mang đến những khuôn viên kiến trúc. Vừa có giá trị tâm linh vừa mang tính thẩm mỹ. Kích thước cổng phải hợp với kích thước lỗ ban. Nhưng bước vào chùa thường là cổng đá tam quan, dẫn tới tam bảo. Tam quan với chùa còn mang nghĩa tam quán. Đó là Không quán, Giả quán, Trung quán, 3 con đường để đạt tới Phật quả.
3.4. Cổng đá Nhà thờ họ
Cổng đá nhà thờ họ có giá trị tâm linh không chỉ với cá nhân hay gia đình mà cho cả dòng tộc. Cổng nhà thờ họ càng uy nghi sẽ càng thể hiện quyền thế của dòng họ. Khi kết hợp cổng với tường rào và lan can được xây dựng công phu sẽ tạo điểm nhấn cho công trình nhà thờ họ.
Các vật liệu như xi măng, gỗ hoặc đá được lựa chọn xây cổng nhà thờ họ. Nhưng đá là vật liệu được ưu tiên hơn cả bởi độ bền, đẹp cùng thời gian. Những khối đá xanh, xanh đen nguyên khối được chạm trổ những đường nét hoa văn tinh xảo mang đến một công trình tâm linh cổ kính. Cổng nhà thờ mang ý nghĩa bảo vệ cho không gian bên trong. Giữ nguyên vẻ yên bình cho nhà thờ và tránh sự xâm hại từ các yếu tố bên ngoài.