Là sản phẩm nghệ thuật nổi bật, lăng mộ đá thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng bởi độ bền đẹp, sang trọng, uy nghiêm. Đặc biệt, những hoa văn được chạm trổ tinh xảo trên bề mặt những phiến đá mang nhiều ý nghĩa tượng trưng và giúp bạn thể hiện được lòng thành kính của mình đối với những người đã mất, dòng họ hay tổ tiên. Trong khuôn khổ của bài viết này, mộ đá Ninh Bình sẽ gợi ý đến bạn ý nghĩa của các họa tiết cụ thể.
Hoa văn chữ trong lăng mộ đá
Hoa văn họa tiết trên lăng mộ đá vô cùng đa dạng và hài hòa. Chúng mang các ý nghĩa tượng trưng khác nhau nhưng đều là tâm tư, niềm tin và mong muốn của con cháu muốn gửi gắm đến những người đã khuất. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của từng gia đình mà các loại họa tiết cũng đa dạng như mây núi, chim muông, chữ Hán, chữ Nôm,…
Câu đối lăng mộ thường được chạm khắc để tưởng nhớ công ơn, sinh thành, nuôi dưỡng, ca ngôi công đức tiên tổ, dòng họ, khắc ghi truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Cơ sở đá mỹ nghệ Quang Hiển muốn giới thiệu những câu đối hay, ý nghĩa sâu sắc được khắc trên lăng mộ, mộ đá Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng trên khu lăng mộ hay lăng thờ của gia tộc.
Chữ “Phúc” sử dụng như hoa văn chính trong mẫu cuốn thư đá này với ý nghĩa bức cuốn thư sẽ mang lại nhiều phúc lộc, con cháu trong gia đình dòng họ luôn vui vẻ, hạnh phúc tràn đầy. Cuốn thư thường được chế tác theo công thức đối xứng trừ một bên là cuốn thư và một bên là thanh kiếm theo mẫu truyền thống từ trước tới nay.
Chữ ” Lộc” là một trong những hoa văn được lựa chọn nhiều để chạm trên cuốn thư, lăng mộ đá, lăng thờ đá…bởi cấu trúc chữ tròn trịa, đầy đặn biểu tượng cho tài lộc mà tổ tiên phù hộ cho con cháu. Ngoài hoa văn chính là các hoa văn trang trí khác như rồng, mây, hoa lá.
Khi nói đến chữ trên bia mộ, nghĩa là thông tin ghi trên bia người mất thì chúng ta phải đảm bảo đủ các thông tin cơ bản sau:
1) Ông hay Bà, vai vế của người mất trong họ thế nào, nên ghi là Cụ ông, cụ bà hay chỉ ghi ông/bà?
2) Họ và tên: Họ tên người mất, chúng ta không nên viết tắt tên tuổi như một số nơi hay làm, chữ cần viết chữ in hoa nghiêm chỉnh không bay lượn hay nghiêng nghả trang trí.
3) Ngày tháng năm sinh/ năm mất: Năm sinh có thể để dương lịch, ngày mất có thể để lịch dương nhưng nên thêm dòng chữ “tức ngày …. tháng …. năm…..” của âm lịch để con cháu đời sau biết ngày giỗ hương khói.
4) Hưởng thọ/ hưởng dương: đối với người mất già thường chúng ta ghi là Hưởng thọ bao nhiêu tuổi, người mất trẻ (chưa có gia đình hoặc mới có) thường hay ghi là hưởng dương
5) Quê quán/ nguyên quán: Ghi nơi sinh ra của người mất, thường mục này chỉ cần ghi tên thôn, xã, huyện, tỉnh.
6) Những người có chức vụ, khi mất làm mộ to lớn diện tích bia nhiều có thể khắc thêm chức danh để con cháu đời sau coi như tấm gương học hỏi
7) Một số gia đình thường ghi thêm dòng chữ ví dụ như: Mậu tuất 201…. vợ/chồng cháu con đồng lập mộ.
8) Cánh sen đỡ: đây là họa tiết không thể thiếu, cánh sen theo đạo phật đỡ toàn bộ thông tin bia.
Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp miễn phí liên hệ với chúng tôi qua
Địa chỉ: Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Hotline: 0974.403.212 – 0987.614.212
Xem thêm >> Tư vấn thiết kế hoa văn lăng mộ đá độc đáo giá rẻ