1 Tổng quan chung về lư hương đá
LƯ HƯƠNG ĐÁ LÀ GÌ?
Lư hương đá là một trong những sản phẩm thờ cúng được sản xuất từ chất liệu đá núi tự nhiên, nguyên khối. Sản phẩm lư hương bằng đá dùng để thờ cúng được đặt tại nhà thờ, lăng mộ, từ đường, các đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ, nơi thờ cúng hoặc đình, chùa chiền, miếu phủ để thắp hương từ bao đời nay.
VỊ TRÍ LƯ HƯƠNG ĐÁ
Lư hương đá đẹp thường được đặt trong sân trước cửa của đình chùa , các khu lăng mộ , nghĩa trang hay nhà thờ họ . Việc đặt các lư hương đá to bên ngoài để tiện cho việc con cháu hay các khách thập phương xa đến để thắp nhăng , thờ cúng đặc biệt nếu có nhiều người cùng lúc vẫn đủ diện tích cho mọi người không bị chặt hẹp, qua lại .
CHẤT LIỆU
Chất liệu làm ra một sản phẩm lư hương đá đẹp thường được khai thác từ các loại đá xanh ở Thanh Hóa , Nghệ An , Ninh Bình… Đây là các loại đá phổ thông thường được sử dụng nhiều. Để chế tác các sản phẩm làm ra từ đá mỹ nghệ đặc biệt là sản phẩm lư hương đá . Khi sử dụng các loại đá xanh để làm lư hương thì chúng có đặc tính như độ bền cao , chịu được nhiệt , không bị mòn bởi nước mưa , dễ chạm khắc những hoa văn đẹp độc đáo . Đặc biệt khi sử dụng lâu đá xanh càng trở lên đẹp và cổ kính rất phù hợp để làm ra các sản phẩm lư hương đá đẹp.
Lư hương đá còn được làm ra từ các loại đá khác như : đá trắng , đá vàng ..mỗi loại đều cho ra một sản phẩm với vẻ đẹp riêng
2 Đặc điểm về Lư Hương Đá
Lư hương đá được thiết kế để đốt trầm hoặc thắp hương khi có dịp lễ bái , thờ cúng .
Lư hương đá được cấu tạo từ các phộ phận như: phần chân , phần thân , phần đế .Có hai loại lư hương thường được sử dụng nhiều nhất là : lư hương vuông và lư hương tròn .Ngoài ra còn có phần tai được chạm khắc rất đa dạng ,một điều khá đặc biệt nữa là để có một bộ lư hương đá đẹp thì chúng thường đi đôi với bộ đèn đá và con hạc , nhìn như một cặp ở gần nhau tăng thêm độ sáng cho lư hương. Bên cạnh đó, lư hương đá với thiết kế 2 tầng nối nhau bằng cái cột thẳng đứng còn tạo nên sự kết nối giữa các thế giới khác nhau như nối trời với đất , kết nối con người với thần linh , kết nối âm với dương ……
KIỂU DÁNG MẪU MÃ ĐA DẠNG
Những nét hoa văn được chạm khắc trên lư hương đá rất đẹp đa dạng . Dưới đôi bàn tay của các thợ thủ công đã rất tỉ mỉ , tinh tế để tạo ra rất nhiều sản phẩm hoa văn như : rồng , phượng , sư tử , chữ Hán …..rất tinh sảo sắc nét.
Hiện nay, lư hương đá có hình dáng và kích thước khá đa dạng nhưng về cơ bản vẫn có chung cấu tạo 3 phần là: Thân, chân (3 chân) và tai.
Hình dáng của lư hương chủ yếu là dáng vuông hoặc dáng tròn. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng. Cụ thể:
- Lư hương dáng vuông: gồm có 3 bộ phận chính là thân, tai và đế. Các họa tiết được chạm khắc trên lên hương vuông thường là rộng, triện vô cùng tinh xảo. Kích thước của lư hương vuông được tính theo chiều dài và chiều rộng của miệng
- Lư hương tròn: còn có một tên gọi khác là đỉnh hương đá. Cấu tạo của loại lư hương này gồm lớp thân, chân, tai và lớp đế lót. Các lớp riêng biệt nhau và được chạm khắc hình rồng chầu nguyệt vô cùng tinh tế, sinh động. Lư hương tròn có kích thước đa dạng và tính theo đường kính miệng lư
Ý NGHĨA CỦA LƯ HƯƠNG ĐÁ
Lư hương hay còn có một tên gọi khác là bảo đảnh, tức đảnh báu. Đối với cuộc sống tâm linh, lư hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để thể hiện tầm quan trọng ấy, thơ cổ đã có câu:
“Bảo đảnh nhiệt danh hương
Lư Phần Bảo Đảnh Trung”
Tức là trong bảo đảnh đối hương báu. Lư hương được sử dụng phổ biến nhất là loại dáng tròn, có 3 chân, đại diện cho Tam bảo, Phật Pháp Tăng. Dù là lư hương lớn hay nhỏ thì cũng không thể thiếu bất kỳ một chân nào.
Ngoài ra, lưu hương cũng được coi là biểu tượng cho Tâm Bảo. Bởi lẽ đó mà người ta gọi chúng là Bảo đảnh.
Lư hương được sử dụng để cúng vào các lễ như “Thập cúng dường” và “Lục cúng dường”. Khi cúng, hương sẽ được cắm vào lư hương. Các đồ dùng để cắm hương phải đảm bảo yếu tố đẹp, tốt và quý để thể hiện lòng thành kính với Thần Phật. Thế nên, lư hương phải được làm tỉ mỉ, kỳ công, đảm bảo có tính thẩm mỹ cao.
Mặt khác, lư hương đá cũng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa thiền tư. Khi tổ chức nghi thức tùng lâm, lư hương vừa là nơi để cắm hương vừa là điểm nhấn trung tâm.
Các trà am thường đặt lư hương đá để thể hiện được sự nghiêm trang, thanh tịnh và thoát tục.
Bên cạnh đó, lư hương cũng là một món đồ cúng tâm linh, thể hiện nét đẹp văn hóa Việt bao đời và giúp con người bày tỏ lòng thành kính tới thần linh, tổ tiên.
3. Cấu tạo, chất liệu tạo nên lư hương đá
3.1 Cấu tạo
Cũng giống với lư hương đá lớn, lư hương đá nhỏ có 2 hình dáng là lư hương vuông và lư hương tròn. Dù là loại nào thì cũng đều có cấu tạo chung 3 phần là chân (3 chân), thân và tai. Cụ thể:
- Lư hương đá vuông: Gồm lớp thân, lớp tai, lớp đế. Các họa tiết chạm khắc trên lư hương tinh tế, đẹp mắt và chủ yếu là họa tiết về rồng Lư hương đá vuông. Kích thước lư hương tính theo chiều dài và chiều rộng miệng lư
- Lư hương đá tròn: Gồm lớp thân, lớp chân, lớp tai và lớp đế lót được làm riêng biệt. Họa tiết hình rồng chầu nguyệt được điêu khắc tinh tế từ thân lư hương kéo dài tới phần chân. Kích thước được tính theo đường kính miệng lư
Tại những nơi thờ Phật chủ yếu người ta sử dụng lư hương tròn bởi theo quan niệm Phật giáo thì hình tròn chính là tượng trưng cho trời. Còn ở nơi thờ thần thì chọn lư hương đá vuông tượng trưng cho đất.
3.2 Chất liệu tạo ra lư hương đá
Trước đây người ta thường sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để làm lư hương, ví dụ như gốm, gạch, xi măng, đồng,… Tuy nhiên, sau này, chất liệu được dùng phổ biến nhất vẫn là đá bởi nó có tính thẩm mỹ và độ bền cao, tuổi thọ có thể lên tới hàng trăm năm. Mặt khác, chi phí để mua lư hương làm từ đá cũng không đắt đỏ.
Tuy nhiên, đá được sử dụng để làm lư hương cũng có rất nhiều loại như:
- Đá xanh đen: Đây là loại đá tự nhiên, có màu xanh đen sang trọng. Thường được khai thác ở núi đá của tỉnh Ninh Bình hoặc Thanh Hóa. Loại đá này có màu sắc tự nhiên, khả năng chống rêu mốc tốt và càng để lâu thì lại càng bóng mịn. Chính vì vậy nó thường được sử dụng để làm các đồ cúng tâm linh
- Đá vàng: Chủ yếu được khai thác ở tỉnh Nghệ An. Đá có thể có màu cam đất hoặc vàng cam. So với đá xanh đen thì độ bền và cứng không bằng nên giá cũng rẻ hơn
- Đá trắng: Loại đá này chủ yếu xuất hiện tại vùng núi đá Non Nước Đà Nẵng. Và được sử dụng rất phổ biến trong ngành chế tác đồ đá mỹ nghệ bởi nó có màu trắng đẹp mắt, toát lên vẻ sang trọng cho các sản phẩm đá
3.3 Các loại lư hương
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện 2 loại lư hương đá là: lư hương đá vuông và lư hương đá tròn.
- Thông thường, lư hương tròn còn được mọi người gọi bằng cái tên khác là đỉnh hương. Lư hương được cấu thành từ các lớp riêng biệt như: lớp thân, lớp chân, lớp tai và lớp đế lót. Từ chân đến chân lư hương đều được chạm khắc các họa tiết rất tinh tế và kỹ xảo có hình rồng chầu nguyệt.
- Còn lư hương vuông có cấu tạo từ các bộ phận như: phần lớp thân, phần lớp tai và phần lớp đế. Trên lư hương vuông cũng được chạm khắc các họa tiết về rồng, triện rất đẹp và tinh xảo.
Các mẫu lư hương tròn nổi tiếng hiện nay là: Lư hương LH 22; lư hương LH 18; lư hương LH 26,..
Còn các mẫu lư hương vuông thông dụng nhất hiện nay là: Lư hương LH 04; lư hương LH 06; lư hương LH 10.